More
    HomeUncategorizedNể ông bà 38 năm sống đơn độc giữa rừng ngập mặn:...

    Nể ông bà 38 năm sống đơn độc giữa rừng ngập mặn: Không điện, không tivi, chỉ vợ chồng tâm sự

    Gần 40 năm đơn độc giữa khu rừng ngập mặn, ông Nguyễn Ngọc Đáp (77 tuổi) cùng vợ là bà Trần Thị Hồng (75 tuổi) vẫn luôn hài lòng với cuộc sống của mình, dù điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn, không điện, không tivi, không radio, không có con cái ở bên.

    Nhắc về cuộc đời của mình, ông Đáp trầm ngâm “38 năm trước, tui và vợ rời khỏi làng Thuận Hòa B (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) ra đây sinh sống với nghề đánh bắt thủy sản, con cái gửi lại cho người thân. Lúc đó, Rú Chá rất phong phú về thủy sản, nhiều loài chim, cò cũng về đây cư ngụ

    hình ảnh

    Bữa cơm đơn giản của 2 vợ chồng (Ảnh: VNE)

    Ngày ấy, hai vợ chồng đã rất khó khăn vì thiếu nước ngọt trong sinh hoạt. Hàng ngày, ông phải lội qua ruộng bùn lầy vào làng gánh nước ra để nấu ăn, tắm giặt. Sáng sớm, ông Đáp thường chèo thuyền đi kéo “lừ” để thu hoạch tôm, cá trong vuông nước giữa rừng ngập mặn. Đây là nghề chính giúp hai vợ chồng ông có nguồn thu nhập duy trì cuộc sống.

    Cá, tôm đánh bắt được, hai vợ chồng ông mang vào trong làng Thuận Hòa B cách đó khoảng một km bán kiếm tiền để đổi mua gạo, dầu ăn. Sống giữa rừng ngập mặn, vợ chồng ông Đáp bố trí lu nước hứng nước mưa để xung quanh nhà và mua thêm bể chứa bằng nhôm.

    Để tiết kiệm nguồn nước ngọt sinh hoạt, bà Hồng thường tận dụng nước lợ để rửa thức ăn, giặt áo quần, rồi tráng lại bằng nước ngọt dự trữ. Khi không đi thuyền bắt tôm cá, ông Đáp thường ngồi vót tre để sửa chữa lại hai nhà chồ cạnh nhà.

    hình ảnh

    Cụ ông sống bằng nghề chài lưới (Ảnh: VNE)

    Sống ở Rú Chá gần 4 thập kỷ, hai vợ chồng đã quen với cuộc sống tối giản, bữa cơm nào cũng ăn cùng nhau, rồi uống nước trà tâm sự. Ngoài việc đánh bắt thủy sản giữa rừng ngập mặn, vợ chồng ông Đáp cũng nuôi thêm gà, vịt. Mỗi khi bà Hồng cho gà, vịt ăn, ông Đáp đều ra ngồi xem. “Điều này đã thành một thói quen nhiều năm nay”, ông Đáp nói.

    Sau bữa cơm chiều, hai vợ ông Đáp thường ngồi trước căn nhà để trò chuyện và ngắm đàn cò kiếm ăn trở về. “Cả tháng này, khu rừng thu hút nhiều đàn cò về trú ngụ. Nhìn cảnh đàn cò hàng trăm con đi kiếm ăn bay về lúc chiều tà cũng thú vị lắm” bà Hồng nói.

    Đêm tới, dưới ánh đèn pin năng lượng mặt trời, ông Đáp kể cho bà Hồng nghe những lần ông bắt gặp vịt trời làm tổ trong những gốc dừa nước và đặc tính của loài chim này. Với rừng Rú Chá ngày càng mở rộng khi kiểm lâm trồng thêm cây bần chua, dừa nước, hai vợ chồng dự đoán vài năm tới nhiều loài chim sẽ về đây cư trú.

    hình ảnh

    Cuộc sống bình lặng kéo dài 38 năm (Ảnh: VNE)

    Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, nói gia đình ông Đáp đã ở Rú Chá từ rất lâu, từ khi đây không phải là rừng đặc dụng và việc hộ dân này sinh sống tại đây không ảnh hưởng đến môi tự nhiên.

    Hàng chục năm qua, nhờ vợ chồng ông Đáp bảo vệ mà rừng Rú Chá được bảo tồn, tránh được tình trạng người dân chặt phá lấy củi.

    Ngẫm ngày xưa các cụ mình có câu “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” nhằm thể hiện một tình yêu không màng vật chất, chỉ tấm chân tình thì có thể ăn đời ở kiếp với nhau. Còn giới trẻ bây giờ mà nghe được câu nói ấy, lại bĩu môi nghi hoặc: không tiền cạp đất mà ăn.

    Thật ra, quan điểm của mỗi thế hệ mỗi khác, miễn là chúng ta hạnh phúc với lựa chọn của mình. Như cuộc sống của ông Đáp và bà Hồng, đơn độc giữa rừng ngập mặn, không điện, không tivi, không đài radio, nhưng họ không bao giờ cảm thấy mình nghèo hay thiếu thốn.

    hình ảnh

    Hai ông bà vẫn luôn dành tình cảm nồng nàn cho nhau (Ảnh: VNE)

    Sống thế này tuy không cao sang, không xa xỉ nhưng đổi lại có được sự an nhiên, thanh tịnh, đầu óc lúc nào cũng thư thái, sống một cuộc sống hưởng thụ đúng với nghĩa đen. Đã thế, nhờ có ông bà mà thiên nhiên nơi đây có thêm người bảo vệ.

    Người trẻ bây giờ với xu hướng bỏ phố về quê, nhìn sự bình lặng của hai ông bà, hẳn là đang khao khát lắm. Thế nhưng xin thưa, sống như ông bà tưởng là dễ mà khó bất ngờ. Không phải ai cũng có thể sống được như vậy, nhìn thì thấy thích, nhưng sống thử 1, 2 tháng xem thế nào??? Thiếu đủ thứ, phải có kỹ năng thích ứng, … đặc biệt tâm hồn phải thật thanh tịnh, chịu đơn cô đơn, chịu được sự trống rỗng giữa mênh mông rừng nước và đặc biệt là nói không với cám dỗ từ điện thoại.

    Tuy nhiên, câu chuyện của ông bà vẫn có một số điểm khiến nhiều người thắc mắc, đặc biệt là ở phần con cái. Sau khi gửi máu mủ của mình cho người thân nuôi, liệu ông bà có thường xuyên đến thăm nom, chăm sóc. Tại sao ông bà không đem các con vào ở cùng, hay tại sao ông bà không phấn đấu ra sống ở phố thị để gia đình được đoàn viên, con cái có điều kiện học hành.

    hình ảnh

    Mỗi chiều, ông đều ngắm bà khi bà đang chăm đàn gà vịt (Ảnh: VNE)

    Cũng có người lo lắng cho tương lai phía trước của ông bà, liệu khi già cả ốm đau, y tế không đảm bảo thì làm sao xử lý những tình huống khẩn cấp. Đây cũng là phần đáng lo ngại khi sống tách biệt với thế giới bên ngoài và đến một lúc nào đó, ông bà cũng phải nhờ cậy các con chăm sóc.

    Thôi thì đẹp đẽ hay buồn chán, thanh bình hay nguy hiểm là do suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân. Có người ngưỡng mộ, nhưng cũng có người cảm thấy sợ hãi khi sống như thế này. Dẫu vậy, câu chuyện của ông bà vẫn khiến cho dư luận cảm kích rất nhiều, nhất là ở tình yêu tưởng chừng đơn sơ mà bền chặt không ngờ.

    Nguồn: TH

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Must Read

    spot_img