Người ta nói con hư tại mẹ, cháu hư là do ông bà quá nuông chiều. Ở nhiều gia đình, ông bà còn tự nhận là thương cháu hơn cả con ruột của mình.
Như nếu một ngày phát hiện đứa cháu thân thiết 8 năm không phải là cháu ruột của mình, liệu người ông người bà có cam tâm chấp nhận?
Gần đây trên một diễn đàn mở xuất hiện lời trần tình của một người đàn ông 62 tuổi, nghi ngờ đứa cháu nội duy nhất không phải là cháu ruột của mình, đã khiến cư dân mạng đại lục dậy sóng. Có nhiều ý kiến xung quanh nỗi nghi ngờ này, chia ra 2 luồng tranh cãi rõ rệt: bỏ qua và tha thứ.
“Tuy là khác thế hệ nhưng giữa ông nội và cháu trai chắc cũng có những nét tương đồng, dù sao thì cháu họ Trương cũng có rất nhiều cháu trai.”, người đàn ông lớn tuổi đã mở đầu như vậy. Nhưng đứa cháu nội 8 tuổi của ông trông chẳng có tí liên quan gì đến con trai hay ông nội. Dịp tết năm 2012, con trai của ông đã dẫn bạn gái về ra mắt gia đình. Cô gái ngọt ngào, hiểu biết và làm việc tốt, là giáo viên tiểu học. Năm sau đó con trai bác Trương kết hôn, năm kế con dâu có thai thuận lợi khiến vợ chồng già mừng rỡ, trực tiếp ở nhà trai chăm sóc con dâu.
Cháu nội càng lớn càng kháu khỉnh, chẳng có nét nào của ông nội (Ảnh minh họa Twgreatdaily)
9 tháng sau, con dâu hạ sinh thành công một bé trai nặng 3 cân, ông ôm cháu trai bé bỏng mà mừng đến phát khóc, nhà họ Trương đã có người nối dõi. Vì con trai và con dâu đều có việc làm, con dâu sẽ đi làm trở lại sau thời gian nghỉ sinh 6 tháng, tìm bảo mẫu vừa tốn tiền lại vừa không yên tâm, làm sao có người nào phù hợp hơn ông bà nội. Vì vậy, cặp vợ chồng già tình nguyện chăm sóc cháu trai, để con trai và con dâu của họ có thể làm việc mà không phải lo lắng. Nhưng xét cho cùng, bác Trương và vợ đều đã lớn tuổi, chăm sóc trẻ nhỏ thực sự rất vất vả, họ thường xuyên mệt mỏi đến mức đau lưng. Nhưng dù vậy, họ vẫn vui vẻ, dù sao đây cũng là điều hạnh phúc nhất của tất cả các cụ. Bác thường xuyên chụp ảnh cháu trai và gửi cho họ hàng, bạn bè để khoe , niềm vui không thể nói thành lời.
Có lần, bác Trương chia sẻ bức ảnh chụp cháu mình đang chơi trong một nhóm họ hàng, một người bà con trong nhóm đã nói đùa:
“Đứa nhỏ này thật đẹp trai, chả bù cho ông nội nó”
Người nói không cố ý nhưng người nghe cũng cố ý, lúc đó, bác Trương cảm thấy có chút không vui, than thở với vợ. Vợ an ủi rằng con nít khi lớn sẽ khác, hoàn toàn không giống lúc nhỏ. Trong nháy mắt cả hai vợ chồng đã chăm cháu trai 8 năm rồi, may mà bọn nhỏ đi học cấp 1 chỉ cần đưa đón đi học về, lúc này bác cũng nhàn hạ vô cùng, có thể chơi cờ trong cộng đồng khi không có việc gì làm.
Một hôm đang đánh cờ với một người bạn cờ, tình cờ con trai đón cháu đi học về, bác Trương khoe rằng đây là cháu nội duy nhất của mình. Nhưng câu nói của một người bạn chơi cờ gần như khiến bác đông cứng:
“Thật sao? Tôi chẳng thấy nó giống bố nó chút nào”
Bác Trương tức giận đến mức không đánh cờ nữa, khoát tay áo bỏ đi, bỏ lại bạn cờ đang khó hiểu. Về đến nhà, càng nghĩ càng tức giận, nhìn cháu trai thật sự nỗi nghi ngờ càng lớn. Như người ta đã nói, một khi nghi ngờ xuất hiện, chỉ cần nó không được xác minh, nó sẽ lớn lên từng ngày. Sau nhiều đêm mất ngủ, bác Trương đã bí mật đến một trung tâm xét nghiệm quan hệ huyết thống mà không cho vợ và các thành viên khác trong gia đình biết, và chi hưu của mình để làm xét nghiệm quan hệ cha con. Sau khi lấy mẫu xong, cơ quan thông báo cho bác Trương đến nhận kết quả trong vòng 7 ngày.
Mối nghi ngờ ngày càng lớn trong lòng bác Trương (Ảnh minh họa JPT)
Thời gian chờ đợi lâu như vậy là cực hình, bác Trương rất bất an, cũng không có tâm trạng ra ngoài đánh cờ. Khi ở nhà, bác cảm thấy tội lỗi khi nhìn thấy con dâu, nếu con dâu biết chuyện ông đưa cháu trai đi xét nghiệm liệu nó có còn sống tốt với con trai ông không. Sau 7 ngày day dứt chờ đợi, bác đến trung tâm giám định, kết quả khiến huyết áp của ông Trương tăng vọt: giữa người giám định và người được giám định không có quan hệ huyết thống!
Nói cách khác, đứa cháu nội 8 năm thân thiết không phải là cháu ruột của ông.
Mặc dù trình tự DNA của ông nội và cháu trai sẽ không cao đến 99%, nhưng độ giống nhau phải là 1/4. Bác Trương trở về nhà trong tuyệt vọng, một hồi không tin kết quả. Sau một hồi đấu tranh tư tưởng, bác Trương quyết định nói cho con trai kết quả ADN. Ngay khi người vợ vừa đi làm về đã bị chồng trừng mắt, tỏ ra rất đau khổ và tức giận: “Anh làm sao thế? Sao anh có thể nghi ngờ phẩm hạnh của tôi?”
Hai vợ chồng cãi nhau về chuyện này, con dâu ôm con bỏ đi tức giận quay về nhà bố mẹ đẻ. Ông bà thông gia thấy con gái về vô cùng tức giận, gọi cho ông nói:
“Ông cũng lớn tuổi rồi, sao lại bày ra trò này? Con gái tôi nhất định sẽ ly hôn. Liệu chỗ đó có đáng tin cậy không? Ông quá hồ đồ”
Con trai bác Trương qua nhiều ngày cũng bình tĩnh lại, bắt đầu nhớ lại lời nói của bố mẹ vợ, nhỡ đâu kết quả có sai sót thì sao. Vì vậy anh đã thuyết phục vợ đưa con trai đến một trung tâm kiểm tra quan hệ huyết thống. Nhưng kết quả lần này lại khiến cả gia đình choáng váng: Cả hai là cha con ruột thịt.
Nhà họ Trương bây giờ càng hoảng loạn, con dâu thì giận dữ tuyên bố không quay về. Ba người mang quà đến nhà thông gia, bác Trương nói rằng ông đã quá bốc đồng nên đã làm điều không nên làm. Tuy nhiên bố mẹ vợ của con trai ông không bỏ qua:
“Là các người đuổi con cháu chúng tôi đi, giờ sang đón về là sao? Con tôi không phải là thứ không muốn thứ hất đi, cần thì đón về. Cút”
Cả ba giận dữ rời khỏi nhà thông gia, trên đường đi, vợ bác Trương cũng phàn nàn: “Tất cả đều là lỗi của ông.”
Nghĩ rằng kết quả đầu tiên có gì sai sót, bác Trương quay lại trung tâm giám định chất vất. Cơ quan này gọi giám sát, xác nhận việc lấy mẫu là chính xác, và kết quả chắc chắn là chính xác. Bác Trương vô cùng bối rối. Ông nội và cháu trai không phải là ruột thịt, nhưng cha con là ruột thịt? Sau khi nghe chuyện, nhân viện đề nghị : “Tôi đề nghị ông làm một cuộc thẩm định khác, ông và con trai ông hãy xét nghiệm cha con thử”. Bất lực, hai cha con cũng đi giám định mà không nói cho ai biết. Mấy ngày sau có kết quả, bác Trương đọc xong mà mắt tối sầm. Con trai và ông thật ra không phải là cha con.
Ảnh minh họa 163
Điều này khiến bác Trương vô cùng ngỡ ngàng, nhận kết quả đã mấy ngày nhưng vẫn không biết có nên nói ra không? Sai lầm đầu tiên là dẫn đứa cháu nuôi 8 năm thân thiết đi thử ADN, tiếp theo là lần này. Giờ đây ông cũng không còn quan trọng chuyện cháu giống ông, hay con trai ông có phải con ruột của ông không nữa. Nếu ông nói ra sự thật về bản giám định, gia đình con trai tan vỡ đã đành, chính gia đình ông cũng sẽ bị hủy hoại. Rốt cuộc tuổi già lủi thủi một mình. Nhưng nếu ông nói dối rằng ông và con trai có quan hệ huyết thống, nỗi nghi ngờ sẽ dằn vặt ông cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Làm sao ông có thể đối xử với vợ mình như trước đây? Chẳng phải nói ra, trong gia đình thì ông mới là người dưng với tất cả những người còn lại, không có chút huyết thống nào?
Trước sự băn khoăn của bác Trương, cư dân mạng chia ra 2 luồng ý kiến rõ rệt. Một bên cho rằng bung bét lúc này cũng chẳng lợi gì, trước mắt là hãy cố xin lỗi con dâu và cháu trai, cho dù đó chẳng phải là cháu ruột của mình, hàn gắn cho 2 vợ chồng con trai quay lại, cả nhà lại vui vẻ như trước đây. Một bên phản đối, một nửa sự thật không phải là sự thật, và biết đâu có khuất tất gì đó, nếu không nói ra lại dằn vặt cả đời. Biết đâu vợ ông trong sạch nhưng lại bị nghi ngờ, biết đâu con trai ông bị trao nhầm lúc mới sinh. Dù vậy, tất cả đều cho rằng linh cảm và trực giác của người ông đã rất chính xác. Bác Trương có nghi ngờ cũng do không thấy cháu giống mình, và trực giác. Nhưng giờ chính nó lại khiến gia đình bác, gia đình con trai lao đao.
Theo khoa học, cháu trai sẽ thừa hưởng các đặc điểm di truyền rõ nét nhất ở ông nội là chiều cao, màu da, cân nặng.
Chiều cao: Chúng ta đều biết rằng chiều cao của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào gen di truyền của bố mẹ, và một phần nhỏ cũng phụ thuộc vào việc bổ sung dinh dưỡng và luyện tập. Vì vậy, những bố mẹ có chiều cao không tệ đương nhiên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao của con cái. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta thường có thể gặp hiện tượng đó là chiều cao của bố mẹ không cao nhưng chiều cao của con cái lại rất tốt, đó có thể là “tín chỉ” do di truyền. Nếu bố mẹ không cao mà ông nội cao thì con trai sau này có thể thừa hưởng chiều cao của ông
Màu da: Các bậc cha mẹ đương nhiên hy vọng rằng con mình sẽ có làn da trắng và sáng trong tương lai. Nhưng một số bậc cha mẹ nhận thấy rằng con gái của họ sinh ra có nước da trắng, trong khi con trai lại sẫm, điều này có thể do di truyền từ ông nội. Nói cách khác, làn da của bé trai sẽ thừa hưởng từ ông nội.
Cân nặng: Ngày nay, vấn đề béo phì ở trẻ em ngày càng nhiều, không chỉ thói quen ăn uống, một số trẻ sinh ra đã có vấn đề về “cân nặng”. Thực chất béo phì cũng có tính di truyền, ngoài di truyền trực tiếp từ bố mẹ thì béo phì còn có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bao gồm cả thế hệ trước.
Nguồn: TH